Lịch sử về tên đường Trần Quốc Thảo quận 3 thành phố Hồ Chí Minh
Từ đường Võ Văn Tần đến cầu Lê Văn Sĩ.
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất.
Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên.
Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
1027 Trang
1. Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 6, 7 quận 3, từ đường Võ Văn Tần đến cầu Lê Văn Sĩ, dài khoảng 1437 mét, qua các ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Thời Nhiệm, Điện Biên Phủ, Tú Xương, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, ngã ba Kỳ Đồng.
2. Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này lúc đầu mang số 4. Ngày 30 - 3 -1906 đặt tên đường Eyriaud des Vergnes (kể cả đoạn từ cầu Lê Văn Sĩ đến Trần Quang Diệu). Ngày 22 - 3 - 1955 đổi tên đường Trương Minh Giảng (kéo dài thêm đến ranh tỉnh Gia Định). Ngày 14 - 8 - 1975 nhập với đường Trương Minh Ký thành đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4 - 4 - 1985 cắt thành hai đường, một là đường Trần Quốc Thảo như trên đây, và một là đường Lê Văn Sĩ.
3. Tiểu sử: TRẦN QUỐC THẢO (Giáp dần 1914 - Đinh dậu 1957)
Thông tin về đường Trần Quốc Thảo được cập nhật từ cuốn "Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình TưLiệt sĩ cách mạng, tên thật là Hồ Xuân Lưu, tên thường dùng là Trần Quốc Thảo, quê làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh tại làng Đông Hưng, huyện Cam Lộ cùng tỉnh.
Thuở nhỏ ông học ở Cam Lộ, năm 1929 tham gia các phong trào yêu nước bị bắt, rồi bị đuổi học. Năm 1930, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản tại địa phương.
Năm 1936, ông tham gia Mặt trận Dân chủ tại Quảng Trị, góp công vào việc khôi phục lại Đảng bộ Cộng sản Đông Dương tỉnh Quảng Trị.
Cuối năm 1938, ông được cử phụ trách công tác Tuyên huấn Xứ ủy, đến năm 1940 có chân trong Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kì. Năm 1941, sau khi đi dự hội nghị Trung ương Đảng ở Cao Bằng về, ông bị địch bắt ở Nghệ An, rồi chúng đưa ra tòa kết án 20 năm khổ sai, ngày 8 - 4 - 1942 ông vượt ngục, nhưng bị bắt lại rồi tăng án lên 20 năm. Sau khi Nhật đảo chính (9 - 3 - 1945) ông về hoạt động ở quê nhà (Quảng Trị).
Năm 1946, ông ra công tác ở Hà Nội phụ trách báo Lao động, năm 1948 về làm việc ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Năm 1949, ông vào Nam Bộ làm Bí thư Ban Công vận Xứ ủy, năm 1950 làm thường vụ Đặc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm phó Tổng thư kí Công đoàn Việt Nam. Đến năm 1957, ông được đề cử làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Trong thòi gian phụ trách công tác với cương vị là Bí thư, ông đã đưa phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh tại nội thành.
Đầu năm 1957, ông bị địch bắt tại Phú Nhuận, sau khi bị bắt ông bị đánh tới chết trong ngày 16 - 10 -1957, hưởng dương 43 tuổi.
Thuở nhỏ ông học ở Cam Lộ, năm 1929 tham gia các phong trào yêu nước bị bắt, rồi bị đuổi học. Năm 1930, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản tại địa phương.
Năm 1936, ông tham gia Mặt trận Dân chủ tại Quảng Trị, góp công vào việc khôi phục lại Đảng bộ Cộng sản Đông Dương tỉnh Quảng Trị.
Cuối năm 1938, ông được cử phụ trách công tác Tuyên huấn Xứ ủy, đến năm 1940 có chân trong Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kì. Năm 1941, sau khi đi dự hội nghị Trung ương Đảng ở Cao Bằng về, ông bị địch bắt ở Nghệ An, rồi chúng đưa ra tòa kết án 20 năm khổ sai, ngày 8 - 4 - 1942 ông vượt ngục, nhưng bị bắt lại rồi tăng án lên 20 năm. Sau khi Nhật đảo chính (9 - 3 - 1945) ông về hoạt động ở quê nhà (Quảng Trị).
Năm 1946, ông ra công tác ở Hà Nội phụ trách báo Lao động, năm 1948 về làm việc ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Năm 1949, ông vào Nam Bộ làm Bí thư Ban Công vận Xứ ủy, năm 1950 làm thường vụ Đặc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm phó Tổng thư kí Công đoàn Việt Nam. Đến năm 1957, ông được đề cử làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Trong thòi gian phụ trách công tác với cương vị là Bí thư, ông đã đưa phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh tại nội thành.
Đầu năm 1957, ông bị địch bắt tại Phú Nhuận, sau khi bị bắt ông bị đánh tới chết trong ngày 16 - 10 -1957, hưởng dương 43 tuổi.
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất.
Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên.
Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
1027 Trang
Sản phẩm liên quan
Lời đầu tiên, Quốc Kiệt xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Được thành lập từ ngày 09/09/2009, sau hơn 10 năm đồng hành cùng Quý khách hàng. Quốc Kiệt tự hào là một trong những công ty hàng đầu trên thị trường Việt Nam về lĩnh vực cung cấp các thiết bị tin học và máy văn phòng như máy in, mực in, máy photocopy, máy scan với nhiều mẫu mã đa dạng và đảm bảo chất lượng cao đến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như HP, DELL, LENOVO, MICROSOFT, LOGITECH, BROTHER, CANON... Cùng sự nỗ lực và phát triển không ngừng, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0 và nhu cầu sử dụng của khách hàng. CTY TNHH SX TM & DV QUỐC KIỆT đã cung cấp thêm ra thị trường các sản phẩm công nghệ bao gồm Laptop, Desktop, LCD,…có giá cả phù hợp cho doanh nghiệp, người dùng cá nhân.
Với phương châm “ Chính xác - Chuyên Nghiệp – Nhanh chóng”, tại Quốc Kiệt - quý khách hàng sẽ được mua các sản phẩm chính hãng 100% với mức giá vô cùng hợp lý, dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo. Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm trong nghề cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp giúp khách hàng có những lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Quốc Kiệt luôn đặt uy tín lên hàng đầu, vì vậy các sản phẩm luôn được đóng gói và kiểm tra kỹ lưỡng bởi các chuyên viên kĩ thuật trước khi đưa đến tay người dùng, khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm chúng tôi cung cấp.
Quốc Kiệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng đã dành sự tin tưởng và quan tâm cho chúng tôi. Nếu bạn đang cần tìm địa điểm mua hàng uy tín và chất lượng, hãy chọn công ty Quốc Kiệt. Chúng tôi cam kết sẽ lắng nghe ý kiến đóng góp và mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất có thể.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỐC KIỆT
Địa chỉ: 703/18 Tỉnh Lộ 10, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp.HCM
Mã số thuế: 030 936 9635
Văn Phòng 1: 480D Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Văn Phòng 2: 48 Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại: 028 7308 0879 (8.00 - 17.00) Hotline: 0918 599 433
Email: hanh.dinh@inkdtex.com Website: www.inkdtex.com
THÔNG TIN TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỐC KIỆT
Tài khoản: 004 855 210 001
Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Bình Tây
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỐC KIỆT
Tài khoản: 312 5067
Ngân hàng ACB Chi nhánh Bình Tây
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin mới cập nhật
Sản phẩm mới cập nhật
Video mới cập nhật